quy dinh ve bang cham cong nhan vien

Tìm Hiểu Quy Định Về Bảng Chấm Công Theo Thông Tư 107 Và 200

Bảng chấm công là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và giám sát thời gian làm việc của nhân viên trong một tổ chức hoặc công ty. Bảng chấm công cung cấp thông tin về thời gian đến và đi của nhân viên, giúp tính toán lương và đảm bảo tuân thủ các quy định về làm việc. Quy định về bảng chấm công sẽ được sửa đổi, cập nhật sao cho phù hợp với lợi ích của người lao động tùy thuộc theo mỗi trường hợp. Cùng Shop1888 tìm hiểu các mẫu bảng chấm công cập nhật theo quy định hiện hành mới nhất!

Mục đích và phương pháp chấm công

Mục đích của việc lập bảng chấm công là để tính toán và trả lương cho nhân viên dựa trên số giờ làm việc thực tế, theo dõi ngày công, nghỉ việc và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên.

Hiện nay, có nhiều phương pháp chấm công khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của từng đơn vị. Tuy nhiên, hai phương pháp chấm công phổ biến nhất là:

  • Chấm công theo giờ: trong đó, nhân viên được chấm công dựa trên số giờ làm việc thực tế trong ngày, theo các ký hiệu đã được quy định và ghi số giờ công thực hiện công việc đó bên cạnh ký hiệu tương ứng.
  • Chấm công nghỉ bù: phương pháp này được áp dụng trong trường hợp nhân viên làm thêm giờ nhưng không được thanh toán lương làm thêm. Khi đó, nhân viên được nghỉ bù và được tính toán lương thời gian. Trong bảng chấm công, nhân viên sẽ được chấm “NB” để đánh dấu việc nghỉ bù.

Mẫu, quy định về bảng chấm công Thông tư 107 

Dưới đây là mẫu bảng chấm công theo Thông tư 107 mà Shop1888 chia sẻ đến bạn. Để xem chi tiết và tải mẫu chấm công bản word về, bạn có thể tải tại đây!

Mẫu số C01 – HD bảng chấm công

quy dinh ve bang cham cong thong tu 107

Mẫu C02 – HD bảng thanh toán tiền lương

mau bang thanh toan tien luong

Mẫu C07 – HD thanh toán tiền phép năm

bang thanh toan tien phep hang nam

Mẫu C9 – HD bảng chấm công làm thêm giờ

bang cham cong lam them gio theo thong thu 107

Mẫu quy định về bảng chấm công Thông tư 200

quy dinh ve bang cham cong theo thong tu 200

Cách ghi bảng chấm công Thông tư 200

Với Thông tư 200, cách ghi bảng chấm công như sau:

  • Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) phải lập bảng chấm công hàng tháng.
  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác. Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
  • Các cột 1-31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
  • Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
  • Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
  • Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
  • Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

Hàng ngày, tổ trưởng hoặc người được ủy quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột từ cột 1 đến cột 31 theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu qui ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội. Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

Khi tổng hợp quy thành ngày công nếu còn giờ lẻ thì ghi số giờ lẻ bên cạnh số công và đánh dấu phẩy ở giữa (ví dụ: 22 công 4 giờ ghi 22,4). Bảng chấm công được lưu tại phòng (ban, tổ,…) kế toán cùng các chứng từ có liên quan.

Kết luận

Quy định về bảng chấm công trong thông tư mới nhất mang lại nhiều lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao đôngj. Việc tuân thủ quy định này đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuân thủ quy định pháp luật. Bảng chấm công là công cụ hữu ích để quản lý thời gian làm việc và bảo vệ quyền lợi của nhân viên. Shop1888 cảm ơn các bạn đã đón đọc!

Similar Posts